Đánh giá Intel CPU 56 nhân Xeon Cascade Lake-AP

Tháng Mười Một 7, 2019 4:06 chiều

Intel vừa đăng một loạt các kết quả benchmark mới tuyên bố rằng CPU Xeon Cascade Lake-AP của họ chạy nhanh hơn CPU EPYC Rome của AMD. Kết quả benchmark mà Intel tuyên bố là tái hiện lại hiệu năng “thực tế” trong phân khúc HPC so sánh với Intel 2S (2 socket) Xeon Platinum 9282 so với AMD EPYCX 7742 (cũng cùng thiết lập 2 socket).

Cascade Lake-AP Xeon Platinum 9282 56 nhân được tuyên bố nhanh hơn 84% so với AMD EPYC 7742 64 nhân trong bài benchmark “thực tế”

Kết quả hiệu năng cho cả hai vi xử lí được đăng ở Medium nơi Intel cũng vừa xuất bản ấn phẩm về việc tăng số nhân và sự phụ thuộc của các ứng dụng hiện đại trên số nhân có trên vi xử lí. Theo như Intel, 8 nhân cùng với xung nhịp ổn định có thể tốt hơn cả các chip 12 hay 16 nhân. Giờ Intel phải cung cấp rất nhiều dữ liệu để hỗ trợ luận điểm trên nhưng cũng chính Intel là người không muốn nhiều hơn 4 nhân trên vi xử lí khi mà AMD giới thiệu con chip 8 nhân 16 luồng của họ vào năm 2017. Giờ thì thật thú vị, vi xử lí 8 nhân lại trở thành thứ tiếp theo Intel bám trụ và điều tương tự sẽ xảy ra với thế hệ thứ 10 vốn được mong chờ có số nhân nhiều hơn.

Trên thị trường HPC, Intel nói rằng – Nhiều nhân xử lí giúp tăng khả năng tính toán, nhưng hiệu năng toàn hệ thống phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, bao gồm:

  • Hiệu năng từng nhân
  • Tối ưu phần mềm nhờ các chỉ dẫn cụ thể
  • Băng thông bộ nhớ đủ cung cấp cho các nhân
  • Triển khai ở quy mô cụm

Dù sau, quay trở lại chủ đề chính, kết quả benchmark gần nhất của Intel so sánh giữa Xeon Platinum 9200 với EPYC 7742. Xeon Platinum là một trong những vi xử lí khó hiểu của dòng Cascade Lake-AP khi có 2 đế thay vì 1, chứa tổng 56 nhân và 112 luồng. Con chip có xung cơ bản 2.60 GHz và xung boost 3.8 GHz với 77MB cache và TDP 400W. Intel Cascade Lake-AP chip hỗ trợ 12 kênh bộ nhớ so với 8 kênh của AMD chip.

AMD EPYC 7742 dựa trên tiến trình 7nm (của Intel là 14nm+++) và có 64 nhân, 128 luồng. Con chip có xung cơ bản 2.25 GHz và xung boost 3.4 GHz với 256MB L3 cache, 128 làn PCIe Gen 4 và TDP 225W. Giá cả cũng đóng góp 1 phần quan trọng khi chúng ta có EPYC 7742 với giá 6950$ (161 triệu VND) trong khi Xeon Platinum 9282 có giá tham khảo khoảng 25.000 đến 50.000$ (khoảng 580 triệu đến 1 tỉ 1).

Có thể hiểu ngay, sự so sánh này là bất công khi không chỉ Intel chip có TDP cao hơn hẳn mà giá cũng gấp 3.5 lần so với vi xử lí của AMD. Đúng, EPYC 7742 chính là flagship của dòng Rome cho máy chủ nhưng kể cả thế, đây không phải bài so sánh công bằng trong mọi cách.

Cập nhật

ServerTheHome Patrick J Kennedy đã phát hiện ra phiên bản GROMACS sử dụng bởi Intel là bản lỗi thời và không tối ưu cho tập lệnh 256-bit wide AVX2 SIMD trên dòng Zen 2. Bản GROMACS 2019.3 được sử dụng bởi Intel cho bài thử nghiệm “thực tế” của mình, nhưng, phiên bản mới nhất là 2019.4 được thêm phần hỗ trợ cho tập lệnh Zen 2 của chip EPYC Rome như EPYC 7742 mà Intel thử nghiệm so sánh với Xeon Platinum 9282 của họ. Kết quả khá lệch lạc kể cả bài thử “thực tế” của Intel không chỉ ra được hiệu năng thực tế và có thể dẫn đến nhầm lẫn cho các sản phẩm của đối thủ. Và đây không phải lần đầu tiên Intel sử dụng các bài benchmark sai dể dìm đối thủ. Họ thậm chí bác bỏ một số chỉ số hiệu năng quan trọng sử dụng với các reviewer công nghệ nói rằng chúng không có nghĩa và không chỉ ra được hiệu năng thực tế của sản phẩm như kết quả mà họ tự kiểm chứng.

Kết quả benchmark cho thấy Xeon Platinum 9282 cho hiệu năng trung bình cao hơn khoảng 31%, cao nhất là 84%. CÓ vài chỉ số HPC mà Intel tuyên bố đại diện cho hiệu năng “thực tế” trên thị trường máy chủ. Phân tích từng ứng dụng cho thấy chi tiết thực tế trong từng tác vụ độc lập của bài benchmark và trong trường hợp ứng dụng Sản xuất (ANSYS Fluent Workload), Intel có hiệu năng trung bình cao hơn 13% so với chip EPYC Rome của AMD. Intel cũng tuyên bố có AVX-512 onboard với chip Xeon mới cho họ lợi thế trong các tác vụ như VASP, NAMD, GROMACS, FSI&LAMMPS.

Intel tiếp tục tuyên bố rằng dòng vi xử lí Xeon Platinum 9200 đưa ra mức chi phí sở hữu tổng thể thấp hơn. Lí do vì hiệu năng của Xeon Platinum 9200 cao hơn, bạn sẽ cần ít node hơn và giảm giá thành mua node, chi phí fabric, switching và dây cáp ít hơn. Họ cũng nhắc đến việc Xeon-AP có TDP cao hơn và yêu cầu nguồn cao hơn AMD EPYC Rome, nên sẽ bù lại bằng số node cần ít hơn để đạt hiệu năng tương tự

Ngoài khả năng tính toán thô, băng thông bộ nhớ cũng được tô đậm như là thước đo hiệu năng chính và ngạc nhiên là, nhiều công ty khác đang thay thế các hệ thống Intel của họ bằng vi xử lí EPYC. Chỉ một ngày trước khi Intel xuất bản báo cáo hiệu năng trên, chúng ta cũng biết được Netflix có thể sẽ sớm chuyển sang nên tảng với AMD EPYC vì tuy tổng chi phí sở hữu là như nhau nhưng giải pháp EPYC đem lại băng thông cao hơn hệ thống với Intel Xeon.

Sẽ có nhiều động thái trong năm sau trong mảng máy chủ khi AMD ra mắt dòng CPU tối ưu điện năng 7nm+ EPYC Milan để triệt hạ cả hai dòng Intel 14nm Cooper Lake và 10nm Ice Lake cùng lúc.

Tham khảo CPU và mua hàng tại Song Phương nha! 

Nguồn: Wccftech.com

Từ khóa: , , , , , , ,

Chuyên mục: ,