Phân biệt V-Sync, G-Sync và Free-Sync

Tháng Mười Một 14, 2019 5:35 chiều

Bạn đã từng nghe về V-Sync, G-Sync và Free-Sync chưa? Nếu chưa thì bây giờ bắt đầu được rồi đấy, đặc biệt là mấy bạn game thủ đấy nhé, không biết là không lựa màn hình chơi game được đâu.

Cho bạn nào chưa biết thì V-Sync, G-Sync và Free-Sync đều là các công nghệ chống xé hình, mang đến cho người dùng những những khung hình hoàn hảo và trọn vẹn hơn. Nếu không có các công nghệ này, màn hình sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng xé hình cực kỳ khó chịu, giống như tấm ảnh dưới đây.

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu tìm hiểu về các công nghệ này thì bạn phải biết hiện tượng “xé hình” bản chất nó là cái gì đã.

Định nghĩa

Hiện tượng “xé hình” nghĩa là khi một khung hình bị “rách” ra làm nhiều mảnh, tạo ra những khung hình không hoàn hảo và gây khó chịu cho người dùng.

Hiện tượng này xuất hiện là do tần số quét của màn hình không đồng bộ với số khung hình (mức FPS) của GPU xuất ra, làm cho các khung hình bị chồng chập lên nhau, khung mới đè lên khung cũ. Thế nên để loại bỏ chúng thì việc đầu tiên chúng ta phải làm là dùng một biện pháp nào đó để giúp cho tần số quét và mức FPS bằng nhau.

V-Sync

Đây là công nghệ dễ tiếp cận nhất. Gần như tất cả các tựa game hiện nay đều hỗ trợ công nghệ này. Khi bật V-Sync lên, GPU sẽ chỉ xuất ra đúng số FPS trùng với tần số quét màn hình của bạn mà thôi, từ đó mà số khung hình được đồng bộ hóa. GPU xuất ra khung hình nào thì màn hình sẽ hiển thị khung hình đó, loại bỏ được việc các khung hình chồng chập lên nhau nên sẽ bỏ được việc xé hình.

Tuy nhiên, công nghệ này lại có một vấn đề cố hữu. Khi GPU của bạn luôn đủ sức mạnh để xuất ra được số FPS cao hơn tần số quét của màn hình thì không sao, V-Sync sẽ hoạt động hoàn hảo. Còn nếu GPU của bạn xuất ra mức FPS thấp hơn tần số quét thì nó sẽ gây ra hiện tượng giật hình.

Ví dụ màn hình bạn có tần số quét 60 Hz thì sức mạnh của GPU sẽ được “khóa” lại để nó chỉ xuất ra đúng 60 FPS. Còn trong trường hợp bạn vào combat khói lửa mịt mù, trong một số thời điểm mà tốc độ xuất hình của GPU chậm hơn tần số quét của màn hình hay nói đúng hơn là tốc độ “vẽ” hình của GPU không theo kịp tốc độ quét khung hình thì lần quét đó sẽ bị bỏ qua và hình ảnh sẽ được hiển thị vào lần quét tiếp theo của màn hình. Và việc đó gây ra cảm giác “khựng khựng” khó chịu và rất dễ nhận thấy, đặc biệt là với những chiếc màn hình có tần số quét thấp.

Còn nữa, ví dụ màn hình của bạn có tần số quét 60Hz thì mỗi khi mức khung hình xuống dưới mức 60 Hz thì hệ thống sẽ giảm mức tần số quét đồng bộ xuống bằng với một ước số nhỏ hơn, ví dụ như 30Hz, 15Hz… Thế nên nó mà drop thì sẽ drop thẳng xuống một nửa hoặc một phần tư mức FPS tối đa luôn chứ không có chuyện giảm đi vài FPS nhé.

G-Sync

Để khắc phục hoàn toàn nhược điểm của thì Nvidia đã cho ra mắt công nghệ G-Sync. Các màn hình hỗ trợ G-Sync phải có một module để giao tiếp với GPU, mỗi khi GPU vẽ xong một khung hình thì nó sẽ báo cho module G-Sync, và khi module G-Sync nhận được tín hiệu thì nó mới cho phép màn hình làm mới hình ảnh. Nhờ đó mà từng khung hình sẽ được xuất ra một cách hoàn hảo và trọn vẹn. Độ trễ cũng thấp hơn V-Sync.

Nhược điểm của công nghệ này chính là bạn bắt buộc phải sử dụng GPU của Nvidia mới được. Đồng thời, do dùng module đặc biệt nên các mẫu màn hình hỗ trợ G-Sync cũng sẽ đội giá lên kha khá so với các có cùng thông số kỹ thuật nhưng không trang bị.

Hồi đầu năm 2019, Nvidia đã có động thái “mở cửa” G-Sync, giúp cho tất cả các màn hình hỗ trợ công nghệ đồng bộ khung hình (FreeSync) đều có thể chống xé hình. Công nghệ này được gọi là G-Sync Compatible). Tuy nhiên, màn hình thì cũng có “màn hình this màn hình that”, hiện tại chỉ có rất ít mẫu màn hình đủ tiêu chuẩn để được Nvidia chứng nhận tương thích G-Sync Compatible.

Ngoài ra thì vẫn còn một chuẩn G-Sync nữa là G-Sync Ultimate, đây là những mẫu màn hình có thể nói là “khét” nhất trên thị trường hiện nay, không chỉ chống xé hình hoàn hảo mà còn phải đạt chứng nhận HDR1000 của VESA, vượt qua hơn 300 bài test của Nvidia để được công nhận.

FreeSync

Đây là công nghệ chống xé hình của AMD, màn hình hỗ trợ FreeSync sẽ điều chỉnh tần số quét của nó liên tục trong khoảng cho phép, sao cho trùng với tốc độ xuất hình của GPU (mức FPS) để loại bỏ hiện tượng xé hình. Về cơ bản thì nó dựa trên những tiêu chuẩn công nghiệp chung của AMD và VESA (Hiệp hội Tiêu chuẩn Điện tử Video) nên không cần phải có module độc quyền như G-Sync của Nvidia.

Vì không sử dụng module độc quyền nên FreeSync rất dễ được áp dụng, kể cả trên những mẫu màn hình giá rẻ. Nhược điểm của công nghệ này là nó không thể hoạt động một cách hoàn hảo được như G-Sync, mà cũng phải thôi, tiền nào của đó.

Hiện nay thì FreeSync 2 – thế hệ sau của FreeSync – đã được ra mắt, cho độ trễ thấp hơn, độ sáng cao hơn, hiển thị màu đen sâu hơn và độ bao phủ màu rộng để hỗ trợ tốt nhất có thể cho nội dung HDR, hỗ trợ Low Framerate Compensation (LFC) (bù khung hình)

Tham khảo và mua hàng tại Song Phương nha!

Trên, đây là những kiến thức cơ bản nhất về các công nghệ chống xé hình trong thời điểm hiện tại. Hy vọng đã mang đến được cho các bạn những thông tin hữu ích.

Từ khóa: , , , , ,

Chuyên mục: